Bộ Công Thương đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử (TMĐT).
Dự thảo mới sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới trong bối cảnh nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động và chủ thể tham gia, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh; các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt là vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức khác đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Trong dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung các quy định đối với hoạt động TMĐT của thương nhân, tổ chức nước ngoài tại các Điều 67a, Điều 67b và Điều 67c.
Quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài
Quy định về thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam, Bộ Công Thương nêu ra 2 phương án để lựa chọn.
Phương án 1 quy định cụ thể về khái niệm hoạt động của thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam, theo đó thương nhân, tổ chức nước ngoài được coi là có hoạt động TMĐT tại Việt Nam khi thiết lập website dưới tên miền Việt Nam hoặc website có ngôn ngữ tiếng Việt; hoặc thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử có 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm. Việc đặt ngưỡng có tham khảo số liệu từ kinh nghiệm quốc tế và các giao dịch của các sàn giao dịch TMĐT nội địa.
Phương án 2 không quy định ngưỡng cụ thể mà giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định ngưỡng giao dịch/ lượt truy cập/số đơn hàng theo từng thời kỳ và phù hợp với thực tiễn của hoạt động thương mại.
Bộ Công thương cho rằng sự hiện diện của các công ty lớn về công nghệ và TMĐT trên thị trường Việt Nam được nhiều cơ quan, tổ chức, chuyên gia cảnh báo về sự không tương đồng giữa TMĐT và thương mại bán lẻ, trong khi bản chất đều là hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Dù theo phương án nào, dự thảo cũng quy định rõ căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước tính toán lượt giao dịch hay lượt truy cập, số đơn hàng từ Việt Nam. Trong đó, 3 căn cứ tính toán chủ yếu được nêu là số liệu báo cáo tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT xuyên biên giới vào Việt Nam; thông tin thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác như hải quan, thuế, cơ quan quản lý Internet (số lượng truy cập), cơ quan ngân hàng (lượng giao dịch) và các nguồn công khai, uy tín.
Điều 67b bổ sung quy định thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, Nghị định 52 không có quy định cụ thể đối với người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT, tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều sàn giao dịch TMĐT mở rộng thị trường, tiếp cận các mô hình TMĐT xuyên biên giớivà được người tiêu dùng đặt mua. Theo đánh giá, các hoạt động này cũng làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn của thị trường, đặc biệt trường hợp trong quá trình giao dịch phát sinh tranh chấp hoặc khiếu nại của người tiêu dùng, quyền, lợi ích của người tiêu dùng sẽ gặp thách thức lớn, khác biệt cơ bản so với trường hợp phát sinh với chủ thể có hiện diện tại Việt Nam.
Do đó, dự thảo bổ sung để làm rõ trách nhiệm của chủ sàn giao dịch TMĐT khi có người bán nước ngoài. Theo đó chủ sàn sao dịch TMĐT Việt Nam là người chịu trách nhiệm xác thực danh tính của người bán nước ngoài khi cho phép các đối tượng này tham gia mua bán hàng hoá trên sàn; quy định này cũng phù hợp với các quy định về việc xác nhận danh tính của người bán nội địa trên sàn giao dịch TMĐT.
Mặt khác, khi có hoạt động bán hàng hoá của thương nhân, tổ chức nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT, chủ sàn có trách nhiệm yêu cầu người bán nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất/nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hoặc là đơn vị hoặc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu theo ủy thác của người mua đối với hàng hóa; hoặc yêu cầu thương nhân, tổ chức nước ngoài chỉ định đại lý thương mại của mình tại Việt Nam.
Điều kiện tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ngoại
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ TMĐT. Theo đó, Dự thảo Nghị định nêu rõ: Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dịch vụ TMĐT phải có ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại điểm này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Việc đánh giá yếu tố chi phối và vị trí thống lĩnh thị trường được căn cứ vào quy định hiện hành theo pháp luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
Theo Bộ Công Thương, việc quy định một số điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực TMĐT Việt Nam phải thuộc danh sách các công ty công nghệ uy tín toàn cầu trong lĩnh vực TMĐT để đảm bảo “nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Danh sách này sẽ được Bộ Công Thương công bố trên cơ sở những công bố của các tổ chức chuyên ngành, thông tấn, báo chí quốc tế có uy tín và các tiêu chí khác theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu “bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế” và “ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng”.
Duy Vũ
Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 quản lý lĩnh vực TMĐT. Trong đó có các quy định cụ thể về hoạt động TMĐT trên mạng xã hội.
" alt=""/>Bổ sung nhiều quy định quản lý TMĐT có yếu tố nước ngoài tại Việt NamTrong phiên tranh tụng ngày 29/10 liên quan tới vụ dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu sang Mỹ, Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia (Canada) cho biết bà Mạnh được phép mang đến một số bằng chứng mà bà đã yêu cầu. Theo Thẩm phán, bằng chứng này có thể thách thức tính tin cậy của yêu cầu dẫn độ từ phía Mỹ.
Bà Mạnh, 48 tuổi, bị bắt tại Vancouver tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ, nơi bà bị buộc tội gian lận vì đã lừa ngân hàng HSBC xử lý giao dịch liên quan tới Iran, khiến ngân hàng có nguy cơ vi phạm lệnh cấm vận. Phía bà Mạnh phản bác, lập luận yêu cầu và tài liệu hỗ trợ của Mỹ “hoàn toàn không chính xác”, tới mức cấu thành hành vi lạm dụng quy trình nghiêm trọng, đủ để tòa án bác bỏ vụ dẫn độ. Vào tháng 9, công tố viên bác yêu cầu cung cấp thêm tài liệu của bà Mạnh vì lý do an ninh và không liên quan tới vụ bắt giữ tại Vancouver.
Thẩm phán Holmes bác yêu cầu của công tố viên và sẽ cho phép bà Mạnh mang đến hai bằng chứng quan trọng. Một trong số đó là hàng loạt email cho thấy HSBC nhận thức được quan hệ kinh doanh giữa Huawei với Iran và không thể bị bà Mạnh lừa dối. Bằng chứng còn lại là trích dẫn từ thỏa thuận truy tố năm 2012 mà trong đó, Bộ Tư pháp Mỹ nói sẽ khơi lại các cáo buộc hình sự đối với HSBC nếu ngân hàng này "cố tình" xử lý các giao dịch vi phạm lệnh trừng phạt trong tương lai.
Nó không phù hợp với trường hợp của bà Mạnh do Mỹ tranh luận HSBC đã vô tình xử lý giao dịch bất hợp pháp vì bà Mạnh lừa dối. Thẩm phán Holmes chỉ ra trong yêu cầu dẫn độ bà Mạnh, Mỹ bỏ từ “cố tình” trong bản tóm tắt rủi ro gửi HSBC.
Thắng lợi của bà Mạnh, tuy nhỏ, là dấu hiệu tích cực sau hàng loạt thất bại của bà Mạnh trong quá trình tranh tụng kéo dài. Vào tháng 5, nỗ lực xin phóng thích của bà Mạnh bị dập tắt do Thẩm phán Holmes cho rằng vụ việc của bà là phép thử quan trọng cho luật dẫn độ của Canada. Ba tháng sau, một tòa án liên bang bác yêu cầu tiếp cận tài liệu của bà vì lý do an ninh quốc gia. Sau đó, tháng 9, bà lại không thuyết phục được Thẩm phán Holmes để tiếp cận tài liệu mật mà chính phủ Canada đang nắm về vụ bắt giữ.
Vụ kiện chống lại bà Mạnh, con gái đầu của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, nằm trong nỗ lực lớn hơn của chính quyền Tổng thống Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc và Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tuần này, bà Mạnh quay lại tòa án cho phiên tranh tụng mới nhất mà trong đó, cảnh sát và hải quan Canada tham gia vào vụ bắt giữ sẽ làm chứng. Bà Mạnh cáo buộc cảnh sát Canada và Cục Điều tra liên bang Mỹ sử dụng bất hợp pháp quy trình kiểm tra nhập cảnh để buộc bà tiết lộ bằng chứng mà sau này có thể được dùng để chống lại bà.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Theo nguồn tin của Nikkei, Samsung Display đã được chính phủ Mỹ cấp giấy phép để bán tấm nền cho Huawei. Đây là công ty châu Á đầu tiên được “bật đèn xanh” tiếp tục kinh doanh với Huawei.
" alt=""/>‘Ái nữ Huawei’ giành thắng lợi nhỏ trong phiên tranh tụng dẫn độVị trí đặt bộ định tuyến WiFi rất quan trọng. Nó có thể được đặt ở một nơi tương đối thoáng để tránh hoặc giảm sự cố, che chắn hoặc nhiễu sóng, nhưng điều này không có nghĩa là tốc độ mạng sẽ trở nên nhanh hơn.
Tín hiệu không dây sẽ yếu dần khi khoảng cách xa hơn, vì vậy bạn càng ở xa bộ định tuyến WiFi, tín hiệu thường sẽ yếu hơn. Tốt nhất nên đặt bộ định tuyến WiFi ở vị trí thoáng và không bị che khuất để cải thiện việc truyền tín hiệu không dây.
Hiệu quả là để tránh chướng ngại vật trước tiên, và các chất như tường bê tông và các sản phẩm kim loại sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu không dây. Một số thiết bị điện phát ra sóng điện từ mạnh, chẳng hạn như lò vi sóng, cũng có thể cản trở hoạt động của bộ định tuyến WiFi khi chúng đang hoạt động.
Nếu có nhiều phòng trong nhà, tốt nhất nên đặt bộ định tuyến WiFi ở trung tâm phòng để đảm bảo rằng không có nhiều hơn một bức tường giữa mỗi phòng và bộ định tuyến.
Cách khác là sử dụng Router WiFi cài đặt bộ lặp tín hiệu ở khu vực giữa giữa bộ định tuyến và điện thoại thông minh để kết nối điện thoại thông minh với WiFi gián tiếp. Phương pháp này chủ yếu phù hợp với những gia đình có nhà rộng và nhiều tầng.
Hãy đổi mật khẩu WiFi Khi một bộ định tuyến được kết nối với nhiều thiết bị cùng lúc, đường truyền tín hiệu sẽ bị yếu đi và tốc độ mạng cũng chậm lại, lúc này có lẽ chúng ta nên nghĩ đến việc ai đó đang sử dụng WiFi của chính mình.
Chuyển sang sử dụng dải tần WiFi là 2.4Ghz (tiêu chuẩn kỹ thuật thế hệ thứ tư) cũng là một cách khá hữu hiệu. Tín hiệu WiFi ở dải tần này có khả năng xuyên tường tốt hơn dải tần 5Ghz.
Các smartphone, laptop và router ngày nay về cơ bản đều hỗ trợ hai dải tần WiFi cho người dùng thoải mái lựa chọn. Đây cũng là lý do tại sao nhiều gia đình nhận thấy rằng sau khi lắp đặt một bộ định tuyến, có hai tín hiệu WiFi. Tuy nhiên cách này đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định về công nghệ.
Đặt ăng-ten theo chiều ngang và chiều dọc có thể khiến bộ định tuyến nhận được nhiều tín hiệu hơn. Nhưng hầu hết các nhà sản xuất bộ định tuyến WiFi sẽ khuyến cáo không nên đặt hai ăng-ten song song, tốt nhất nên đặt ở một góc nhất định. Mặc dù góc đặt ăng-ten có thể giúp cải thiện tốc độ mạng nhưng hiệu quả cải thiện rất hạn chế, do việc phân bổ tín hiệu hợp lý nên có thể khiến người dùng cảm thấy tín hiệu tốt hơn.
Trong số rất nhiều mẹo tăng tốc độ WiFi, lon là "hiện vật" tăng cường tín hiệu phổ biến nhất trên Internet. Phương pháp là cắt phần thân lon, giữ nguyên phần trên của lon rồi úp ngược và đặt lên ăng-ten của bộ định tuyến WiFi. Một số cư dân mạng nói rằng sau khi chuyển đổi như vậy, tín hiệu WiFi sẽ mạnh hơn.
Việc sử dụng lon làm bộ khuếch đại tín hiệu WiFi, về nguyên tắc, có thể sử dụng ăng-ten định hướng thay thế ăng-ten đa hướng do WiFi cung cấp. Nếu sử dụng lon tự chế làm bộ khuếch đại tín hiệu, bạn cần điều chỉnh cẩn thận vị trí đặt lon, nếu không sẽ phản tác dụng. Đặt không đúng cách sẽ khiến tín hiệu yếu hơn.
Về lý thuyết, việc tăng cường tín hiệu WiFi là hoàn toàn khả thi. WiFi là công nghệ tiêu chuẩn truyền dẫn mạng không dây khoảng cách ngắn, và tín hiệu WiFi thực chất là sóng điện từ không dây có bước sóng cực ngắn.
Trong môi trường chung trong nhà, tín hiệu WiFi nhận được bởi các thiết bị không dây chủ yếu được truyền qua bốn chế độ phản xạ, nhiễu xạ, khuếch tán và thâm nhập. Do đó, bất kỳ biện pháp nào có lợi cho việc cải thiện bốn hiệu ứng lan truyền ở trên và các hiệu ứng chồng chéo của chúng đều có thể cải thiện hiệu ứng lan truyền của tín hiệu WiFi.
Trên thực tế, việc khởi động lại và thay Router WiFi thường xuyên là điều không cần thiết. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn công nghệ WiFi đang phát triển nhanh chóng. Nếu bộ định tuyến ở nhà được mua cách đây nhiều năm, nó có thể không hỗ trợ các tiêu chuẩn tốc độ mới nhất, vì vậy bạn có thể cân nhắc thay thế nó.
Một số bộ định tuyến WiFi có tốc độ mạng chậm hơn do giao diện thiết bị bị bám bụi khiến tiếp xúc cáp mạng kém. Bạn có thể lau giao diện bộ định tuyến bằng cồn để cải thiện tình trạng tiếp xúc cáp mạng và khôi phục tốc độ mạng bình thường. Nên lưu ý lau bằng cồn hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bởi nước có khả năng gây chập thiết bị.
Phong Vũ
Theo một đạo luật ban hành năm 2006 của Pháp quy định, bất kỳ người nào cung cấp quyền truy cập internet phải giữ nhật ký truy cập trong ít nhất một năm.
" alt=""/>Những mẹo nhỏ để tăng cường tín hiệu cho WiFi